Làm theo cách này, riêu cua nổi cả mảng, đông lại thành miếng, không chìm, không nát vữa

Trên một diễn đàn ẩm thực, chị Đào Thảo Uyên đã chia sẻ với chị em cách để làm gạch cua nổi tự nhiên từ kinh nghiệm của kí ức.

Làm theo cách này, riêu cua nổi cả mảng, đông lại thành miếng, không chìm, không nát vữa - 1

Nồi canh rau nấu cua với gạch nổi đẹp mắt

“Bà ngoại mình quê ở Nam Định, có lẽ vậy nên bà nấu các món ăn “quê” rất ngon. Nào là cá kho sung, ốc chuối đậu, cá nấu cần, bún riêu cua, hay canh cua mồng tơi,… 

Đến bây giờ, tuy bà đã hơn 80 rồi, nhưng với mình, hình ảnh của bà vẫn rất thân thuộc với việc xách làn đi chợ từ sáng sớm, khi về là tay trĩu nặng đủ thứ quà vặt cho các cháu ăn. Giờ cháu nào của bà cũng 1,2 con, mà về với bà vẫn cứ như những cô bé lớp 5 ngày ngày ngóng ngoại đi chợ về. 

Mình hồi bé tí đã rất thích ti toe ngồi chống cằm nhìn bà, nhìn mẹ nấu bếp, tuy chẳng phải làm gì đâu, nhưng le ve bên cạnh để được sai là vui rồi, trẻ con mà.”, chị Uyên kể về ngày thơ ấu tươi đẹp của mình.

Làm theo cách này, riêu cua nổi cả mảng, đông lại thành miếng, không chìm, không nát vữa - 2

Hóa ra để gạch nổi lại vô cùng đơn giản

Và chị Uyên cho biết, cách nấu cua để gạch nổi tự nhiên cũng là do bà ngoại truyền lại.

Làm theo cách này, riêu cua nổi cả mảng, đông lại thành miếng, không chìm, không nát vữa - 3

Đun cua với lửa lớn, khuấy nhanh để gạch nổi lên

Sau khi giã cua và lọc lấy nước nhớ bỏ chút muối cho đậm đà. Rồi lấy đũa khuấy đều, khuấy nhanh theo một vòng tròn, để lửa lớn, nhớ khuấy đến khi nào gạch cua bắt đầu từ từ nổi lên thì dừng. Sau đó, phải canh lửa cho đến khi gạch cua nổi hết, tiếp đến mới giảm lửa nhỏ lại và múc gạch cua ra để tránh cho gạch bị vỡ.

Và với riêu cua thì xào cà chua đổ vào, với canh mồng tơi mướp thì thả mồng tơi thái nhỏ, rồi đến mướp hương. Sau cùng mới thả gạch cua vào rồi múc ra bát.

Cách nấu để gạch cua nổi theo cách truyền thống của chị Uyên đơn giản vậy đấy.

Thêm bí quyết để có nồi canh cua ngon

Làm theo cách này, riêu cua nổi cả mảng, đông lại thành miếng, không chìm, không nát vữa - 5

Chọn cua: Cua đồng ngon nhất vào thời điểm đầu tháng và cuối tháng âm lịch (tháng 4,5,6 tương ứng với thời điểm 3 tháng mùa hè) lúc này cua béo, nhiều thịt. Còn nếu ăn vào giữa tháng, là thời điểm cua lột vỏ, sẽ gầy, yếu.

– Chọn cua có màu sắc tươi sáng, sờ vào mình chắc chắn, có đủ tất cả càng.

– Những con cua sủi bọt nhiều, sẵn sàng kẹp lại là những con khỏe, thịt ngon.

– Nếu chọn cua đực thì nhiều thịt, còn chọn cua cái thì nhiều gạch. Nhiều người thường chọn cua cái vì cho rằng cua cái chắc thịt hơn cua đực.

– Chọn con cua to cỡ ngón chân trở lên sẽ nhiều thịt và thơm. Trong khi cua non nhỏ sẽ làm nước bị hoi. Những con cua mà yếm đang có con thì tuyệt đối không nên chọn, sẽ làm nước bị tanh.

Làm theo cách này, riêu cua nổi cả mảng, đông lại thành miếng, không chìm, không nát vữa - 6

Thêm chút muối vào khi giã

Giã cua: Để cua nhiều gạch bạn nên giã tay thay vì xay máy. Mách bạn 1 mẹo nhỏ là để có mảng cua chắc, khi cho cua vào xay nhuyễn, bạn cho thêm chút muối vào nhé. Việc này không phải để cua bớt tanh, mà giúp cho protein được kết dính với nhau tốt hơn, khi nấu lên sẽ tạo thành mảng. Đây là lý do khi quết thịt mà cho muối thì khối thịt sẽ dẻo mịn hơn là không dùng muối.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/lam-theo-cach-don-gian-nay-rieu-cua-noi-ca-mang-dong-lai-thanh-mieng-khong-chim-khong-nat-vua-172211109163331887.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *